Mới Cập Nhật :

HIỆP THÔNG VÀ CẦU NGUYỆN

LỊCH SỬ GIÁO XỨ TÂN LỘC

Tin Giáo Xứ Tân Lộc

TNTT Tân Lộc - Đoàn Phê-rô Nguyễn Khắc Tự

HÌNH ẢNH LỚP XƯNG TỘI LẦN ĐẦU GIÁO HỌ TÂN LỘC

Tuesday, December 27, 2011


HÌNH ẢNH LỚP XƯNG TỘI LẦN ĐẦU 
GIÁO HỌ TÂN LỘC 27/12/2011





 

 












 

Clips Lớp dự trưởng tham gia văn nghệ Đêm Dạ Hội Giáng Sinh 2011

Saturday, December 24, 2011

Mời mọi người xem clip lớp dự trưởng TNTT Giáo xứ Tân Lộc khóa 1 tham gia biểu diễn Đêm Dạ Hội Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 2011.

Hình ảnh hang đá Bê Lem hơn 2000 năm trước

Tuesday, December 20, 2011


Hình ảnh hang đá Bê Lem .                   Nơi Chúa Giêsu sinh ra 2000 năm trước .            
           

                                     Hang Đá Bê Lem - Nhà Thờ Giáng Sinh 
Grotto of Bethlehem - The Church of Nativity

Tọa lạc cách thành phố Jerusalem 8 km về hướng Nam, nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem là một trong những nhà thờ cổ nhất trên thế giới có sinh hoạt liên tục từ lúc xây dựng vào thế kỷ thứ tư đến nay.  

Nhà thờ được xây cất ngay trên hang đá Bê lem. Chứng cứ đầu tiên về hang Bê lem được tìm thấy trong quyển sách của ông Justin Martyr viết vào khoảng năm 160.
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh.  


Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan.  


Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay. 


Khi Bê lem bị người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614, viên chỉ huy Shahrbaraz đã không ra lệnh tiêu hủy nhà thờ này vì nhìn thấy hình ba vị Vua phương Đông với trang phục của dân Ba Tư.  


Trong các lần chiến tranh với Hồi giáo, nhà thờ đã ngụy trang bằng cách làm cổng vào nhỏ lại và mặt tiền không có vẽ là nhà thờ.  Đó là lý do tại sao ngày nay nhà thờ Giáng Sinh không có chút gì uy nghi cao cả. 


Có lẽ nhờ thế, nhà thờ Giáng Sinh đã giữ được tinh thần đơn sơ khó nghèo như lúc Chúa sinh ra cách nay 2000 năm!

Khu nhà thờ Giáng Sinh nhìn từ quảng trường Máng Cỏ (Manger Square)


Phải lại gần hơn mới thấy cổng vào nhà thờ
 

Và phải cúi mình xuống mới vào được
 

Chánh điện bên trong nhà thờ - Trên nền nhà là nơi khai quật...
 

các nhà khảo cổ đã tìm được nền nhà thờ cũ từ năm 327
 

Tới gần bàn thờ - chú ý phía bên phải nơi có người đứng là cổng xuống hang đá Bê Lem 
 

Bên trái bàn thờ có hình Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng với nến cháy lung linh
 

Và khi tắt nến
 

Cổng bước vào hang đá Bê Lem
 

Hành lang nhỏ dẫn tới hang đá Bê Lem
 

Bước xuống các bậc thang là nơi Con Chúa Ra Đời
Bên phải: nơi Chúa sinh ra – Bên trái: máng cỏ 
 

Máng cỏ nơi Chúa nằm sau khi sinh ra


 
 

Nơi Chúa Giêsu sinh ra được đánh dấu với ngôi sao 14 cánh
 

Các chữ vòng quanh bên trong ngôi sao: Hicde Virgine Maria Jesus Christus Natus Est
Có nghĩa là: 
Nơi đây Trinh Nữ Maria đã hạ sinh Đức Giêsu Kitô
 

Chính diện hang đá Bê Lem
 

Các hàng cột bên trong nhà thờ
 

Xen kẻ các bình đèn
 

Theo kiểu Chính Thống Giáo
 

Tạm biệt hang đá Bê Lem
 

Tạm biệt nhà thờ Giáng Sinh
  
__._,_.___

Sự tích cây thông Noel

Monday, December 19, 2011


Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.

Truyền thuyết về thánh Boniface, một thầy tu người Anh, người đã sáng lập ra nhà thờ đạo Cơ Ðốc ở Pháp và Ðức kể rằng, một hôm trên đường hành hương, ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ tế thần. Ðể dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm!



Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.

Tương truyền, một lần thánh Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá.


Ngài thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ngài đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Ðể tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao ngài đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh.


Một truyền thuyết khác lại kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm.

Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.

Nguồn gốc thực của cây Giáng sinh có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời Trung Cổ, những vở kịch về đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài kinh thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eve ở vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hàng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo những quả táo giả lên cành cây.
Phong tục cây Giáng sinh trở nên phổ biến ở Ðức vào thế kỷ 16. Người theo đạo Cơ đốc mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng sinh. Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Giáng sinh đã trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.
Theo một truyền thuyết của nước Mỹ, một cuộc vui tổ chức xung quanh cây Giáng sinh vào một đêm Noel lạnh lẽo ở Trenton, New Jersey trong thời gian nội chiến đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến. Những người lính phe Liên Bang quá nhớ nhà, nhớ những ngọn nến được thắp sáng treo trên các cành thông Giáng sinh, đã bỏ nơi canh gác để ăn uống vui vẻ. Washington đã tấn công và đánh bại họ trong đêm đó.

Vào giữa thế kỷ 19, Hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi phong tục cây Giáng sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng Hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windson bằng nến cùng với rất nhiều loại kẹo, hoa quả và bánh gừng.

Khi cây Giáng sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.

Khi cây Giáng sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó

Cây Giáng sinh lần đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ đều coi cây Giáng sinh là một điều kỳ cục thì những người Ðức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng sinh vào các buổi biểu diễn nhằm tăng tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851 một mục sư người Ðức đặt một cây Giáng sinh trước nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.

Tuy nhiên vào những năm 1890 nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Ðức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng sinh trở nên phổ biến tại Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ, cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn một mét rưỡi, chỉ khoảng 4 hoặc 5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng sinh, và 20 năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến.

Vào những năm đầu thế kỷ 20, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Ðồ trang trí truyền thống của người Ca-na-đa và người Mỹ gốc Ðức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt.

Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.

Mỗi năm khi ngày Giáng sinh tới, một cây Giáng sinh lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Giáng sinh đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia, rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng sinh.
Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Giáng sinh rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Canada cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng sinh tuyệt vời từ tháp Hoà Bình Carillon vang đến. Tại trung tâm Rockefeller ở NewYork, một cây Giáng sinh khổng lồ luôn lấp lánh bên cửa ra vào trước sân trượt băng. Tại thủ phủ Wasington, chính tổng thống đã thắp sáng cây vân sam trên bãi cỏ trước cửa nhà Trắng, 50 quả bóng bay lớn nhiều màu sắc được trang hoàng trên cây tượng trưng cho 50 bang. Một cây thông Nauy cao lớn đã tôn thêm vẻ duyên dáng cho quảng trường Trafalgar ở London. Ðối với dân trong các thành phố thì lễ trang hoàng cây thông Nô-en báo hiệu một mùa Giáng sinh đã đến.

Từ năm 1947, những người ở Oslo hàng năm thường tặng một cây vân sam Na-uy cho những công dân của London, đôi với mọi người ở những thành phố này cũng như những thành phố khác thì lễ thắp đèn cho cây đánh giấu sự bắt đầu của một lễ Giáng sinh.

Sứ mạng ngôn sứ


Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con,
người sẽ dọn đường cho Con đến! (Lc 7,27).
 Lạy Chúa, Tin Mừng hôm nay thuật lại gương sống mẫu mực của Gioan. Gioan không chịu khuất phục trước tội lỗi của kẻ quyền quý còn chúng con lại tìm thoả hiệp để được yên thân; Gioan đã sống một đời khắc khổ còn chúng con lại mải mê tìm thoả mãn cái bụng của mình. Xin tha thứ cho lối sống lệch lạc của chúng con. Xin giúp chúng con can đảm làm chứng cho Chúa bằng đời sống thánh thiện, bác ái yêu thương của chúng con.

Cao điểm tuần chầu lượt giáo xứ Làng Anh: Màu hồng giữa mùa tím

Thursday, December 15, 2011



GPVO - Trong Mùa Vọng, chúng ta được mời gọi sống tâm tình khao khát Chúa đến, và màu tím của Mùa Vọng giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn để mừng Chúa Giáng sinh. Cũng như Chúa nhật IV Mùa Chay, Chúa nhật III Mùa Vọng được gọi là Chúa nhật màu hồng, là Chúa nhật vui mừng và hân hoan vì ơn cứu độ đã gần kề. Trong tâm tình đó, giáo xứ Làng Anh (thuộc giáo hạt Cửa Lò) đã cử hành tuần chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể thay cho toàn giáo phận.
Sáng Chúa nhật ngày 11/12/2011 là ngày lễ cao điểm và bế mạc tuần chầu. Dù tiết trời đông giá lạnh, nhưng ngay từ sáng sớm đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ đã tề tựu trong khuôn viên của nhà xứ để tham dự Thánh lễ cao điểm do Đức Giám mục Giáo phận cử hành. Đồng tế với Đức Cha Phaolô có quý cha trong và ngoài giáo hạt Cửa Lò.
Phụng vụ lời Chúa hôm nay khơi dậy niềm hy vọng cứu độ trong dân thánh. Chúa Giêsu đã đến mang Tin mừng cứu độ cho nhân loại. Chúa giải thoát tâm hồn con người khỏi những ràng buộc của sự dữ. Chúa là ánh sáng thế gian. Ánh sáng soi dọi vào đêm tối của tội lỗi và lầm lạc. Chúa mở đường dẫn chúng ta vào con đường của sự thật và sự sống. Chúa đến với trái tim yêu thương và chân thật. Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho sự sáng thật. Gioan là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi. Ông đã chu toàn sứ mệnh của người tiền hô. Gioan đã làm phép rửa sám hối và đã giới thiệu Đấng Cứu Thế cho mọi người.
Diễn từ trước Thánh lễ của vị chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ gói trọn tâm tình của bà con giáo dân trong tuần chầu cũng như đôi nét về lịch sử và tình hình phát triển của xứ đạo ven đô này. Cũng với xu hướng đô thị hóa, giáo xứ đang chịu ảnh hưởng về nhiều mặt. Tuần chầu là một dịp quan trọng để mỗi người nhìn lại mình trong mối tương quan với Thiên Chúa và với anh em mình để dọn mình mừng ngày Chúa đến.
Giảng trong Thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã nhắc lại tâm tình sống Mùa Vọng của Dân Chúa và ngài cũng mời gọi mọi người dọn mình để chờ đón ngày Chúa đến: “Giờ đây chúng ta hãy sống tâm tình tạ ơn, vì Chúa tiếp tục ban ơn cứu rỗi cho mọi người chúng ta. Niềm vui của sự mong chờ của những ngày Mùa Vọng sẽ qua mau và lễ Giáng Sinh đã gần kề. Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta hãy vui mừng luôn. Chúng ta vui vì Chúa đã ban ơn giao hòa và ơn tha tội cho nhân loại. Hãy chạy đến với Thánh Thể, chúng ta sẽ tìm được nguồn vui bình an đích thực cho tâm hồnChúng ta mừng vui vì Chúa tiếp tục ban ơn cứu độ cho tất cả những ai thiện tâm tìm kiếm Ngài”.
   
    


Jos. Nguyễn Huệ



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email

Tin Giáo Phận Vinh

TIN GIÁO HỘI

Hôn Nhân & Gia Đình

Hoạt Động Hội Đoàn

Tin Hạt Cửa Lò

 
HERDIANSYAH.NET
© Copyright Giáo Xứ Tân Lộc - Giáo Hạt Cửa Lò 2010 -2011 | Design by Herdiansyah Hamzah | Published by Borneo Templates | Powered by Blogger.com Chỉnh sử bởi Khát Vọng.